Bạn muốn kiểm tra tốc độ website và muốn biết cách tối ưu nhất để tăng tốc độ tải trang website WordPress của mình? Cách mang lại hiệu quả tốt nhất đó là kết hợp các phương pháp tăng tốc độ website với nhau, hạn chế tối đa các nguyên nhân làm chậm wordpress. Từ đó, giúp trang web của bạn có tốc độ tải trang nhanh hơn, gây ấn tượng tốt với người truy cập và các công cụ tìm kiếm.
Tại sao tối ưu tốc độ tải trang website WordPress lại quan trọng?
Tốc độ website WordPress là 1 trong các yếu tố để đánh giá thứ hạng trang web của công cụ tìm kiếm. Nó là 1 trong các yếu tố ảnh hướng đến việc làm SEO website.
Tốc độ load trang web ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Website càng nhanh, càng gây thiện cảm với khách hàng. Tốc độ càng chậm, người dùng thoát trang web càng nhanh, điều này làm Bounce Rate của website tăng cao.
Vì vậy, tối ưu tốc độ tải trang rất quan trọng đối với 1 website. Điều này giúp trang web của bạn có được lưu lượng truy cập cao hơn, từ đó kiếm được nhiều tiền hơn.
Cách kiểm tra tốc độ tải trang website WordPress
Có thể là bạn hay vô website của mình và thấy tốc độ của nó nhanh. Nên bạn nghĩ rằng ko cần phải tối ưu tốc độ tải website của mình. Nhưng có 1 thực tế là: những trình duyệt hiện nay như Google Chrome sẽ lưu những trang bạn hay truy cập vào 1 bộ nhớ đệm trên thiết bị của bạn. Vì vậy, khi bạn vào lại những trang này, chúng sẽ được tải ngay lập tức. Tuy nhiên, 1 người dùng mới truy cập website của bạn lần đầu sẽ không có trải nghiệm như vậy.
Bạn có thể kiểm tra tốc độ trang website của mình bằng các công cụ sau: GTmetrix, Pingdom và Google PageSpeed Insights. Ba công cụ miễn phí online này giúp bạn kiểm tra tốc độ tải website, không chỉ thế còn có thể kiểm tra từ nhiều vị trí khác nhau.

Nếu bạn kiểm tra và thấy tốc độ tải trang website của mình dưới 2s thì là tốt. Nhưng nếu có thể, hãy tối ưu thêm để đạt được kết quả tốt hơn nữa nhé!
Những yếu tố nào làm chậm tốc độ tải trang web?
Những vấn đề cơ bản làm website của bạn chậm chập đó là:
- Máy chủ Hosting: hosting sẽ không đủ dung lượng, tài nguyên nếu website của bạn càng ngày càng lớn. Bạn dùng những hosting kém chất lượng, cài đặt chưa đúng. Những điều này sẽ làm cho website của bạn chậm đi rất nhiều.
- Cài đặt WordPress: đối với người mới bắt đầu có thể không biết cài đặt cache plugin để tăng tốc độ tải trang website.
- Không tối ưu hình ảnh: dung lượng ảnh chiếm rất nhiều tài nguyên hosting. Nếu hình ảnh không được tối ưu sẽ phí phạm rất nhiều dung lượng hosting, làm chậm tộc độ tải website.
- Theme giao diện và Plugin: Bạn có đang sử dụng theme kém chất lượng và các plugin nặng? Nếu có thì hãy tối ưu ngay để tăng tốc độ tải cho trang website WordPress của bạn nhé.
- External Scripts: các tập tin được tải từ nguồn bên ngoài, như là quảng cáo ads, tải font loaders…chúng cũng có thể làm chậm trang web của bạn.
Bạn đã kiểm tra tốc độ tải trang website của mình chưa? Nếu bạn chưa hài lòng với kết quả sau khi kiểm tra thì hãy tối ưu ngay những vấn đề trên để tăng tốc độ cho website của mình nhé.
Tối ưu WordPress để tăng tốc độ website bằng những cách sau
Những cách dưới đây không có gì khó khăn. Những bạn mới sử dụng WordPress hoàn toàn có thể áp dụng những cách này để tăng tốc độ tải cho trang website của mình. Chúng ta cũng bắt đầu nhé!
1. Cài đặt Hosting chất lượng
Trước khi cài đặt WordPress cho website thì bạn cần mua tên miền (domain) và hosting. Hosting là 1 trong những vấn đề quan trọng ảnh hướng đến tốc độ tải trang web. Vì vậy, bạn cần phải chọn những nhà cũng cấp hosting chất lượng như Hawkhost, StableHost, Siteground, AZDIGI.
Nếu bạn có kiến thức quản lý VPS và website của bạn lớn thì nên dùng Vultr. Lúc mới đầu làm website thường mọi người sẽ chọn gói Shared hosting để tiết kiệm chi phí. Điều này hoàn toàn hợp lý nhưng sử dụng Shared hosting cũng đồng nghĩa bạn phải chia sẽ tài nguyên với nhiều người khác. Nếu các website cùng chung shared hosting với bạn lớn lên và có nhiều truy cập thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất máy chủ. Từ đó, tốc độ website của bạn cũng sẽ ảnh hưởng theo. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ kĩ và có những thay đổi phù hợp cho website của mình.
Ngoài ra, 1 việc cũng quan trọng đó là khi cài đặt máy chủ hosting, bạn cần chọn vị trí đặt máy chủ (server location) thích hợp, gần nhất với nhóm người dùng website của bạn.
2. Cài đặt theme chất lượng tốt
Trong quá trình chọn theme, bạn sẽ nghe thấy những giới thiệu như: Theme tốt cho SEO, theme siêu nhanh, siêu nhẹ. Đây thật sự là các tiêu chí cần có khi chọn theme. Một theme đơn giản mà đáp ứng các yêu cầu bạn cần sẽ tốt hơn rất nhiều 1 theme đẹp mặt, bố cục ấn tượng nhưng tốc độ chậm chạp với nhiều tính năng thừa thải.
Bạn có thể lựa chọn mua các theme chất lượng và được tối ưu tốt trên các website bán theme lớn như Themeforest, Themeisle. Hãy tham khảo kĩ đánh giá người dùng và giới thiệu về theme đó để chọn được theme ứng ý nhé.
3. Cài đặt Cache Plugin
Khi bạn truy cập vào 1 website được xây dựng bằng PHP, WordPress phải xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Máy chủ sẽ phải truy cập vào hệ thống dữ liệu MySQL và các tập PHP để lấy thông tin. Sau đó, thể hiện ra trang nội dung HTML hoàn chỉnh cho người dùng. Một quá trình thông qua nhiều bước như vậy sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tải website.
Do đó, bạn nên cài đặt 1 Cache Plugin cho website WordPress của mình. Công cụ này sẽ tối ưu wordPress giúp tăng tốc độ tải trang website của bạn lên từ 2 đến 5 lần.
Tại sao Cache Plugin lại giúp tối ưu tốc độ WordPress website?
Cache plugin sẽ giúp bạn bỏ qua quá trình tổng hợp dữ liệu rắc rối. Cách hoạt động của nó như thế nào?

Khi có 1 trang nào đó được người dùng truy cập lần đầu, Cache plugin sẽ tạo ra 1 bản sao của trang đó. Sau đó, nó sẽ sử dụng bản sao này cho những người truy cập tiếp theo. Công cụ này là 1 bộ nhớ đệm giúp website hiển thị ngay trang HTML cho người dùng mà không cần phải thông qua 1 quá trình lấy dữ liệu phức tạp.
Cache plugin nào tốt nhất hiện nay?
Trên thị trường có khá nhiều cache plugin. Bạn có thể sử dụng các plugin miễn phí sau: Litespeed Cache, WP Super Cache, W3 Total Cache, WP Fastest Cache. Nếu bạn yêu cầu cao hơn nữa thì có thể dùng plugin trả phí WP Rocket hoặc Swift Performance.
Khi sử dụng cache plugin, bạn cần chú ý xem hosting đang dùng có tương thích với plugin đó không. Hiện nay, nhiều cache plugin có chức năng preload cache. Chức năng này tạo ra bản sao cho trang web ngay cả khi chưa có người dùng truy cập vào trang đó.
4. Tối ưu hình ảnh để tăng tốc độ tải website

Hình ảnh mang đến sự hấp dẫn cho nội dung bài viết trên website. Tuy nhiên, nếu bạn không tối ưu những hình ảnh đó, chúng sẽ gây hại cho website của bạn. Đối với người mới dùng WordPress, đây là 1 trong những lỗi cơ bản thường gặp. Một hình có dung lượng lớn sẽ làm mất thời gian để tải, vì vậy 1 bài viết với những hình ảnh như thế sẽ làm giảm tốc độ tải trang rất nhiều.
Bạn có thể tham khảo 2 bài viết dưới đây để tối ưu hình ảnh cho website của mình nhé:
5. Các phương pháp đơn giản giúp tối ưu tốc độ website WordPress
Tiếp theo là những cách và mẹo vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Sau khi cài đặt plugin cache, tối ưu hình ảnh và áp dụng thêm những cách dưới đây sẽ giúp tăng tốc độ tải trang wordPress website của bạn lên cao hơn rất nhiều.
5.1 Cập nhật thường xuyên
Bạn cần phải cập nhật thường xuyên WordPress, theme và plugins. Các bản cập nhật không chỉ có các tính năng mới được thêm vào, mà đôi khi nó còn sữa chữa các lỗi bảo mật. Nếu không được cập nhật, quá trình hoạt động của WordPress không được trơn tru, từ đó ảnh hướng làm chậm website.
5.2 Chia bình luận thành nhiều trang
Sau này, khi website của bạn phát triển lên thì 1 bài viết hấp dẫn nào đó sẽ có nhiều bình luận. Điều này là rất tốt nhưng nó cũng ảnh hưởng đến việc tăng tốc độ tải trang. Vấn đề này cần được tối ưu để tốc độ website WordPress của bạn được nhanh hơn.
Đơn giản, bạn chỉ cần vào Settings (Cài đặt) -> Dicussion (Thảo luận) -> Tích chọn mục Break comments into pages with…chức năng này sẽ giúp phân phần bình luận thành nhiều trang nếu một bài viết có quá nhiều ý kiến comments. Từ đó tốc độ tải trang sẽ nhanh hơn.
5.3 Cài đặt nội dung trích đoạn cho trang chủ và Archives
Theo mặc định, nội dung của 1 bài viết sẽ được hiển thị đầy đủ trên trang chủ HomePage và Archives trong WordPress. Điều này làm giảm tốc độ tải của các trang Homepage, archives, chuyên mục categories, tags. Bên cạnh đó, người dùng sẽ ít truy cập vào mỗi bài viết để đọc hơn. Việc này làm giảm tương tác của người dùng với website.
Cái gì che che dấu dấu mới hấp dẫn đúng không nào! Để tối ưu những vấn đề này, bạn cần phải cấu hình cho WordPress hiển thị bản trích đoạn tóm tắt thay vì đầy đủ nội dung.

Ở trang quản trị WordPress, bạn vào Settings -> Reading -> Ở mục For each post in a feed, include tích chọn “Summary” thay vì “Full Text”.
5.4 Cài đặt CDN cho website WordPress
CDN được viết tắt từ Content Delivery Network, có thể dịch là mạng lưới phân phối nội dung. CDN có hệ thống máy chủ ở nhiều nơi trên thế giới giúp tối ưu tốc độ tải trang wordPress cho người truy cập, chất lượng website được cải thiện.
Hoạt động của CDN có thể được tóm tắt như sau: CDN là 1 hệ thống có nhiều máy chủ đặt ở khắp nơi trên thế giới. Chúng chứa bản sao dữ liệu các file tĩnh của website trong các máy chủ đó và khi người dùng truy cập vào website thì máy chủ gần với người dùng đó nhất sẽ thể hiển các bản sao đó ra thay vì nội dung gốc ở trên hosting.

Một mạng lưới phân phối nội dung CDN có thể mang lại các lợi ích sau:
- Tiết kiệm băng thông của sever gốc đáng kể nhờ giảm tải các tập dữ liệu tĩnh – các file không thay đổi như hình ảnh, CSS, JavaScript.
- Tăng tốc độ tải trang wordPress, load nội dung website nhanh hơn, giảm đỗ trễ và giật lag khi xem các nội dung như movie, clip video…
- Cải thiện bảo mật cho website, CDN như 1 lớp tường lửa bảo mật trung gian, là vùng đệm giữa máy chủ gốc và website.
- Giúp việc phân phối nội dung ổn định hơn, xử lý lượng truy cập lớn tăng đột biến.
Bạn có thể sử dụng các mạng lưới phân phối nội dung CDN sau: CloudFlare, MaxCDN, KeyCDN.
Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt và cấu hình CloudFlare tăng tốc Website.
5.5 Không nên tải video trược tiếp lên WordPress
Tải Video trực tiếp lên WordPress sẽ làm tốn rất nhiều tài nguyên của máy chủ. Bạn có thể dễ dàng đưa video lên website từ các nguồn lưu trữ video như Youtube, dailymotion, vimeo….Các dịch vụ này sẽ cung cấp cho bạn đường dẫn video. Bạn chỉ cần copy và đăng đường dẫn này lên là WordPress sẽ hiện thị video bạn muốn.
6. Tối ưu thêm để tăng tốc độ website WordPress
Sau khi sử dụng các phương pháp tối ưu WordPress trên thì việc tăng tốc độ tải trang website của bạn đã lên 1 tầm cao mới. Sau mỗi cách tối ưu, bạn có thể kiểm tra lại xem tốc độ tải website của mình được cải thiện như thế nào nhé.
Những cách dưới đây liên quan 1 chút đến kỹ thuật, sẽ có chút khó khăn cho những bạn mới làm quen với WordPress. Tuy nhiên những cách tối ưu này sẽ giúp tăng tốc độ website của bạn lên rất nhiều.
6.1 Phân bài viết dài thành nhiều trang
Những bài viết dài chi tiết và nhiều thông tin sẽ được đánh giá cao bởi người đọc và công cụ tìm kiếm. Điều này rất tốt cho làm SEO website. Tuy nhiên, bài viết dài với nhiều hình ảnh có thể làm tốc độ load trang chậm đi.
Bạn có thể tối ưu vấn đề này để tăng tốc độ website bằng cách: thêm cấu trúc <!–nextpage–> vào nơi bạn muốn ngắt bài viết dài ra trang tiếp theo. Bạn có thể chèn cấu trúc này nhiều lần vào những nơi bạn muốn. Cài đặt này giúp phân bài viết dài ra thành nhiều trang, từ đó tăng tốc độ tải trang website.
6.2 Giảm các HTTP Request bên ngoài
Nhiều plugin và giao diện phải truy xuất vào nhiều tập tin khác nhau từ các nguồn bên ngoài để lấy dữ liệu hiển thị trang website. Những tập tin này thường là Scripts, font, stylesheets và hình ảnh từ nguồn bên ngoài.

Những tập tin này đã được tối ưu để có thể truy xuất dữ liệu nhanh nhất có thể, nên nó tốt nhất là lưu trữ ở bên ngoài hơn là trên website của bạn. Nhưng nếu plugin, theme có quá nhiều request thì trang web của bạn có thể bị chậm.
Để hiển thị 1 trang website, các tệp HTML, CSS, JavaScript có trên trang sẽ gửi các yêu cầu HTTP cần thiết. Do đó, chúng ta có thể kết hợp và thu nhỏ các tập tin này lại với nhau để giảm số lượng yêu cầu HTTP cần tải và giảm dung lượng của các tệp này. Các tệp cần tải của các yêu cầu HTTP ít đi và nhẹ hơn đồng nghĩa với việc tăng tốc độ tải trang website WordPress.
Kết hợp và thu nhỏ các tập tin này có nghĩa là gộp các tệp này lại với nhâu và bỏ các thành phần không cần thiết, như nhận xét, định dạng, khoảng trắng khỏi các tệp HTML, CSS và JavaScript để các yêu cầu HTTP được ít đi và thực hiện nhanh hơn.
Các plugin Cache của WordPress hiện này ngoài chức năng tạo bộ nhớ đệm cache các trang, chúng còn có chức năng thu nhỏ và kết hợp các tập tin CSS, JavaScripts, từ đó giảm các yêu cầu HTTP giúp tăng tốc độ website. Ví dụ như plugin Litespeed Cache, WP-Rocket, W3 total cache…
6.3 Tối ưu cơ sở dữ liệu
Sau 1 thời gian sử dụng WordPress, cơ sở dữ liệu database sẽ có rất nhiều dữ liệu rác không cần thiết. Để tối ưu tốc độ tải trang website của mình, bạn cần loại bỏ những dữ liệu thừa thải đó. Để làm việc này, bạn có thể sử dụng plugin, ví dụ như WP-Optimize.
6.4 Giới hạn Revision của các bài viết
Post Revision sử dụng nhiều khoảng trống trong database. Đây là tính năng giúp xem lại các bài viết đã chỉnh sửa mà WordPress mang đến cho người dùng. Bạn có thể giới hạn hoặc vô hiệu hóa nó nếu thấy không cần thiết. Việc này giúp làm giảm cơ sở dữ liệu, giảm các truy xuất dữ liệu không cần thiết, từ đó giúp tăng tốc độ website.
Hãy thêm dòng code vào tập tin wp-config.php để giới hạn số lượng revisions cho mỗi bài post:
define( 'WP_POST_REVISIONS', 2 );
Dòng code trên đây chỉ lưu lại 2 revisions mới nhất, các phiên bản cũ hơn sẽ bị xóa bỏ. Nếu muốn vô hiệu hóa hoàn toàn, bạn có thẻ dùng dòng code dưới đây:
define('WP_POST_REVISIONS', false );
6.5 Ngăn chặn hotlinking và lấy cắp nội dung của bạn

Đôi khi, bài viết trên website của bạn bị sao chép lên các trang web khác. Thậm chí, những kẻ làm việc này còn dùng luôn URL ảnh của bài viết đó trong WordPress của bạn. Việc này làm tăng băng thông máy chủ của bạn và ảnh hưởng xấu đến tốc độ website.
Hãy thêm đoạn code dưới đây vào file .htaccess để chặn hotlinking hình ảnh từ website WordPress của bạn đến các trang web lấy cắp:
#disable hotlinking of images with forbidden or custom image option
RewriteEngine on
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^$
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http(s)?://(www\.)?mmonao.com [NC]
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http(s)?://(www\.)?google.com [NC]
RewriteRule \.(jpg|jpeg|png|gif)$ – [NC,F,L]
Trong đoạn code trên, thay thế mmonao.com bằng tên miền website của bạn. Mặc định tập tin .htaccess nằm trong thư mục gốc public_html. Nó có 1 file duy nhất và bị ẩn đi trong thư mục. Khi chèn đoạn code mới vào tốt nhất là không thêm vào giữa đoạn #BEGIN và #END mà nên chèn ở phía dưới cùng.
LỜI KẾT
Hy vọng bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các cách tối ưu WordPress để tăng tốc dộ tải trang website của mình. Hãy kiểm tra tốc độ tải trang website của mình trước và sau khi thực hiện các cách tối ưu tốc độ trang web ở trên nhé! MMO Nào mong nhận được đóng góp ý kiến của các bạn ở phần bình luận bên dưới. Chúc các bạn thành công!