Sau khi cài đặt WordPress cho website xong, bạn cần phải làm một số việc quan trọng và cần thiết nữa. Phải làm ngay lập tức! Đừng vội viết bài và xây dựng nội dung khi chưa làm xong những việc quan trọng này nếu không bạn sẽ gặp khá nhiều rắc rối về sau.
Dưới đây là những việc bạn cần bắt tay vào làm ngay sau khi cài đặt WordPress cho website của bạn có thể hoạt động trơn tru và hiệu quả.
13 việc cần làm ngay sau khi cài đặt WordPress cho website
Sau đây là 13 việc quan trọng nên làm ngay sau khi cài đặt WordPress cho website để tránh gặp phải những rắc rối về sau:
- Cài đặt tổng quan cho website WordPress (General Settings)
- Cấu hình đường dẫn tĩnh permalink (quan trọng)
- Cài đặt chức năng bình luận
- Cài đặt phần chuyên mục – Category
- Ngăn không cho WordPress tạo ra các kích thước ảnh khác nhau
- Tải lên logo và favicon
- Thiết lập kiểu hiển thị của trang chủ
- Xóa các trang và bài viết mặc định
- Xóa các themes và plugin không sử dụng
- Cài và thiết lập một số plugin quan trọng
- Kích hoạt chứng chỉ SSL/HTTPS
- Tạo child-theme
- Cài đặt Google Analysis/Google Search Console
1. Cài đặt tổng quan cho website wordPress
Tại trang quản trị WordPress, bạn vào Settings ( Cài đặt ) -> General ( Tổng quan )

- Điền tên Website và khẩu hiệu ngắn về Website của bạn, đó có thể là câu slogan ngắn
- Ngôn ngữ của trang: cài đặt ngôn ngữ cho trang quản trị WordPress, bạn có thể chọn tiếng Việt
- Cài đặt Địa chỉ email quản trị của website
- Múi giờ: Ở Việt Nam, bạn có thể chọn Ho Chi Minh hoặc múi giờ UTC + 7
- Định dáng ngày tháng, thời gian: cấu hình theo ý thích của bạn
Nhớ nhấn Save Changes (lưu thay đổi) để lưu lại các cài đặt nhé!
2. Cấu hình đường dẫn tĩnh permalink (quan trọng)
Sau khi cài đặt WordPress cho website của bạn xong thì cấu hình Permalink là việc quan trọng cần làm ngay. Bạn phải xác định chọn loại permalink nào vì nó ảnh hưởng lớn đến SEO. Nếu không sau này khi bạn thay đổi lại sẽ ảnh hưởng lớn đến thứ hạng của trang web và những rắc rối khác nữa.
Bạn hãy đọc bài viết dưới đây của MMO nào để chọn cấu trúc Permalink cho mình nhé.
Tham khảo chi tiết ở đây: Tối ưu Permalink chuẩn SEO cho WordPress.
Vào Settings (Cài đặt) > Permalinks (đường dẫn tĩnh) và cấu hình permalink theo ý bạn. MMO nào khuyên bạn nên chọn 1 trong 2 cấu trúc sau để tối ưu hóa cho SEO:
- webcuaban.com/%category%/%postname%/
- webcuaban.com/%postname%/

Ngoài việc cấu hình Permalink sao cho chuẩn SEO, thì cài đặt plugin Yoast SEO cũng sẽ giúp tối ưu SEO onpage cho website của bạn. Yoast SEO là plugin hỗ trợ SEO tốt nhất hiện nay. Bạn có thể sửa permalink cho bài viết trong Yoast SEO.
3. Cài đặt chức năng bình luận cho website WordPress
Bạn vào Settings (Cài đặt) -> Dicussion (Thảo luận) và theo mình nên để như mặc định. Tuy nhiên, bạn cũng có thể xem xét 1 vài mục sau:

- “Attempt to notify any blogs linked to from the article”(Thử gửi thông báo tới bất kỳ blog/website nào khác được bài viết này liên kết tới) và “Allow link notifications from other blogs (pingbacks and trackbacks)” (Cho phép thông báo liên kết từ các blog khác (pingback và trackbacks) trên các bài viết mới): bạn có thể bỏ chọn 2 mục này để ngăn các thông báo, pingbacks, trackbacks từ các website khác khi họ liên kết đến 1 bài viết trên website của bạn.
- “Break comments into pages with (…)” (Chia phản hồi thành nhiều trang với…): Tích vào chức năng này để phân trang bình luận nếu một bài viết có quá nhiều bình luận. Điều này sẽ giúp tăng tốc độ hiển thị cho bài viết của bạn.
- Ở phần Trước khi phản hồi được đăng: tích chọn vào mục Nhận xét phải chờ được kiểm duyệt để chống việc spam.
4. Cài đặt phần chuyên mục – Category
Mặc định WordPress sẽ tạo ra chuyên mục Uncategory sau khi cài đặt xong WordPress cho website. Các bài viết được tạo ra đều phải nằm trong ít nhất 1 chuyên mục. Nếu bạn không chọn chuyên mục cho bài viết thì nó sẽ mặc định nằm trong chuyên mục Uncategory.
Ở trang quản trị WordPress, bạn vào Post (Bài viết) -> Categories (chuyên mục) để tạo mới và quản lý các chuyên mục của trang web:

Mọi bài viết lúc mới tạo sẽ nằm trong chuyên mục Uncategory. Để thay đổi điều này, bạn vào Settings (Cài đặt) -> Writing (Viết)

Chuyên mục mặc định (Default Post Category): chọn chuyên mục bạn muốn trong bảng xổ xuống.
5. Ngăn không cho WordPress tạo ra các kích thước ảnh khác nhau
Thực tế khi bạn tải 1 hình ảnh lên trang web, WordPress sẽ tự động tạo ra nhiều phiên bản của hình ảnh đó với kích thước khác nhau. Theme mà bạn cài đặt cho website cũng tạo ra nhiều kích thước khác nữa. Việc này gây tốn dung lượng lưu trữ của host và làm chậm tốc độ tải website.
Bạn ngăn WordPress cắt ra nhiều kích thước bằng cách vào Settings (Cài đặt) -> Media (Thư viện) -> chỉnh tất cả các kích thước về 0 như hình dưới:

Tích chọn ô Organize my uploads into month- and year-based folders nếu muốn các hình ảnh tải lên được bỏ vào các thư mục tháng-năm. Nhấn Save Changes để lưa lại.
Xem thêm: Ngăn WordPress tạo ảnh tự động với nhiều kích thước không dùng.
6. Tải lên biểu tượng site – logo và favicon
Logo và favicon tuy nhỏ nhưng có võ, nó giúp mọi người nhận diện website, blog của bạn. Kích thước tối thiểu của favicon là 512 x 512px định dạng jpg, png.
Mỗi themes có thể có tùy chỉnh khác nhau tùy vào theme mà bạn cài đặt cho website của mình. Nhưng thường là: ở trang quản trị admin wordPress, bạn vào Appearance (Giao diện) -> Customize (Tùy biến) -> Site Indentify (Biểu tượng site) -> nhấn select image (Chọn ảnh) để tải logo lên.
7. Cài đặt kiểu hiển thị của trang chủ Website WordPress
WordPress cho phép bạn hiện thị trang chủ (Home page) của website theo 2 cách:
- Các bài viết mới nhất (your lastest post)
- Một trang tĩnh (a static page): chọn 1 trang nào đó ở dưới

Sau khi cài đặt xong wordPress, mặc định trang chủ website của bạn sẽ hiển thị theo kiểu các bài viết mới nhất bài Hello Worlds. Tiếp đó, bạn cài đặt theme cho website, theme sẽ cho bạn 1 trang tĩnh home page được thiết kế sẵn. Bạn có thể vào Settings (Cài đặt) -> Reading (Đọc) -> chọn trang được thiết kế sẵn đó hoặc bất cứ trang nào bạn muốn.
Trong phần Đọc (Reading) còn có những mục khác như:

- Bố cục trang chủ (Front page displays): giao diện sẽ được hiển thị ở trang chủ. Bạn cứ để mặc định và sau khi cài được theme mong muốn, sẽ thiết lập lại cho phù hợp.
- Hiển thị nhiều nhất (Blog page show at most): số lượng bài viết tối đa hiển thị trên trang blog.
- Số bài viết trong RSS Feed (Syndication feeds show the most recent): số lượng bài viết mới nhất hiển thị trên RSS feeds.
- Mỗi bài viết trong một nguồn cấp dữ liệu, bao gồm (For each article in a feed, show): lựa chọn hình thức hiển thị bài viết trên RSS feeds. Các bạn nên lựa chọn Summary (tóm tắt) thay vì Full text (đầy đủ) để tăng tỉ lệ nhấn vào bài viết trên feeds và chống crawl dữ liệu trái phép thông qua feeds.
- Search Engine Visibility: không tích chọn ô này nếu bạn muốn cho phép các công cụ tìm kiếm như Google, Bing… lập chỉ mục các trang, bài viết trên website của bạn.
Thiết lập xong, nhớ nhấn vào Lưu thay đổi nhé.
8. Xóa các trang và bài viết mặc định sau khi cài đặt WordPress
Để xóa trang hoặc bài viết đơn lẻ, Vào Posts (Bài viết) -> All Posts (Tất cả bài viết) hoặc Page (Trang) -> All Pages (Tất cả các trang), rồi bạn rê chuột vào page/post bạn muốn xóa và chọn Trash.

Muốn xóa từ 2 pages hoặc posts trở lên, tích chọn vào ô vuông trước các bài post hay page đó rồi chọn Move to Trash trong ô Bulk Action -> Nhấn Apply để xóa các bài viết được chọn.
9. Xóa các themes và plugin không sử dụng
Khi cài WordPress, trong phần Giao diện mặc định sẽ có một số theme. Hãy xóa các theme không sử dụng sau khi đã cài đặt theme mong muốn của bạn. Có 2 cách để xóa Themes:
- Cách 1: Tại trang quản trị WordPress, vào Appearance (Giao diện) -> Themes (Giao diện) -> chọn theme bạn cần xóa. Bạn sẽ được chuyển sang màn hình chi tiết về theme đó. Kéo xuống dưới góc phải. Bạn sẽ nhìn thấy tùy chọn xóa theme. Click vào nút Delete.
- Cách 2: Bạn vào cPanel -> File Manager -> public_html -> wp-content -> themes -> xóa các thư mục theme không sử dụng.
Để xóa các plugins, bạn vào mục Plugins -> Installed Plugins -> tích chọn vào ô đằng trước các plugin muốn xóa -> chọn Delete trong ô Bulk Action.
10. Cài đặt và thiết lập một số plugin quan trọng cho WordPress website
Những plugin quan trọng này sẽ phục vụ cho những vấn đề cơ bản cần thiết nhất cho bất kì website nào. Đó là các vấn đề như: sao lưu và khôi phục lại dữ liệu khi website gặp sự cố, hỗ trợ SEO, bảo mật website khỏi những hacker, chống spam…
10.1 Cài đặt plugin chống Spam
Nếu không quản lý chặt chẽ phần bình luận thì website của bạn có thể nhận được rất nhiều bình luận rác mỗi ngày. Đa số các bình luận rác này sẽ chèn link đến một website nào đó. Trước tiên, bạn cần kích hoạt tính năng kiểm tra comment. Bạn vào Settings (Cài đặt) -> Discussions (Thảo luận) -> Tích chọn vào mục Nhận xét phải chờ được kiểm duyệt.
Sau đó, hãy cài thêm 1 plugin chống spam. Hiện nay, plugin miễn phí Akismet Anti-Spam là plugin chống spam bình luận tốt nhất được hàng triệu website WordPress cài đặt.
Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt plugin Akismet để chống spam.
10.2 Cài đặt plugin bảo mật WordPress cho website
Bảo mật cũng là 1 vấn đề rất quan trọng cần phải thiết lập ngay cho website. Nếu không, 1 ngày nào đó, công sức của bạn sẽ không cánh mà bay.
Một vài lời khuyên đó là bạn nên sử dụng một mật khẩu phức tạp, thường xuyên cập nhật, đổi đường dẫn đăng nhập. Sau khi cài đặt WordPress xong, đường dẫn đăng nhập mặc định vào trang quản trị sẽ có dạng: webcuaban.com/wp-admin. Đây là lỗ hổng cho những kẻ có ý đồ xấu. Bạn nên thay đổi đường dẫn này. Plugin WPS Hide Login có thể giúp bạn thay đổi đường dẫn này.
2 plugin bảo mật miễn phí được đánh giá cao nhất hiện nay là iTheme Security Pro hoặc Securi. Chúng cung cấp khá nhiều giải pháp bảo vệ website WordPress.
Xem thêm: Cài đặt và sử dụng plugin iThemes Security để bảo mật cho WordPress.
10.3 Tạo Backup cho website
Đa số các dịch vụ hosting tốt hiện này đều có chức năng backup thường xuyên. Nhưng để cho chắc chắn thì tốt nhất chúng ta nên tự sao lưu.
Đơn giản nhất là sử dung plugin để sao lưu và khôi phục website. Bạn có thể chủ động hẹn giờ tự động backup website và dễ dàng lựa chọn nơi lưu file backup trên các dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến như Google Drive, Onedrive, Dropbox…
Updraft Plus là một trong những plugin backup và khôi phục dữ liệu sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Xem thêm: Hướng dẫn Backup Website với UpdraftPlus.
10.4 Cài đặt Yoast SEO plugin
SEO là kỹ thuật giúp website lên thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm từ đó làm tăng traffic tự nhiên cho website. Plugin tối ưu SEO phổ biến và tốt nhất hiện nay là Yoast SEO.
Tham khảo chi tiết cách cài đặt và cấu hình plugin này ở bài viết: Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng plugin Yoast SEO.
Bạn muốn hiểu rõ hơn về SEO, đọc bài viết hướng dẫn cơ bản về SEO trong WordPress nhé !
10.5 Cài đặt Cache plugin để tăng tốc cho wordPress website
Tốc độ tải website là một yếu tố rất quan trọng trong vấn đề trải nghiệm người dùng, ảnh hưởng đến thứ hạng SEO của bạn trên Google. Người dùng hoặc khách hàng sẽ bỏ bạn nếu họ phải chờ đợi. Hành động này lặp đi lặp lại sẽ khiến bounce rate bạn tăng cao.
Cài 1 plugin cache sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề tốc độ cho website 1 cách dễ dàng nhất.
Plugin này sẽ giúp website tạo 1 bản sao lưu để hiện thị ngay thay vì phải chạy hàng loạt yêu cầu đến máy chủ rồi mới đến người dùng. Server được giảm gánh nặng nên website chạy nhanh và mượt mà hơn.
Những dịch vụ hosting có hỗ trợ Litespeed Web Server (như Azdigi, Hawkhost, Stablehost) thì plugin tăng tốc tối ưu là LiteSpeed Cache.
Còn những hosting không hỗ trợ LiteSpeed Web Server thì bạn có thể sử dụng WP Super Cache hoặc W3 Total Cache, cả 2 plugin đều miễn phí. W3 Total Cache nhỉnh hơn tí xíu nhưng cài đặt lại phức tạp hơn. Tuy nhiên, những hosting này nếu muốn sử dụng LiteSpeed Cache thì phải kết hợp thêm QUIC cloud.
Nếu bạn muốn giải quyết vấn đề tối ưu hơn nữa thì hãy chọn plugin có phí như: WP Rocket.
Xem thêm: Hướng dẫn tăng tốc độ tải trang Website toàn tập cho người mới.
10.6 Cài contact form
Để mọi người có thể kết nối, tương tác với bạn thì trên website cần có những biểu mẫu liên hệ – contact form. Việc làm này hết sức cần thiết để người dùng có thể liên hệ với bạn dễ dàng.
Contact Form 7 sẽ giúp bạn điều đó. Nó là plugin tạo form liên hệ – contact form được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Xem thêm: Cách sử dụng Contact Form 7 tạo form liên hệ trong WordPress.
11. Kích hoạt chứng chỉ SSL/HTTPS
Cài đặt SSL cho website là một trong những việc quan trọng cần làm sau khi cài đặt wordPress. Bạn có thể kích hoạt chứng chỉ SSL/HTTPS cho website 1 cách dễ dàng bằng cách cài plugin Really Simple SSL.
Sau khi cài đặt plugin này, chứng chỉ SSL sẽ tự động kích hoạt cho website, bạn không phải làm gì cả.
12. Tạo child-theme
Child theme là 1 dạng theme bản sao, nó thừa hưởng tất cả các chức năng và thiết kế của theme cha mà bạn cài đặt. Những chỉnh sửa, tùy biến mà bạn làm trực tiếp trên theme cha sẽ không còn mỗi lần theme cập nhật. Nếu không muốn công sức đổ sông đổ biển và phải tùy biến theme lại từ đầu thì việc tạo child theme là rất hữu ích.Với child theme, bạn có thể thoải mái tùy biến thay đổi giao diện mà không lo vấn đề update.
Bạn có thể tạo child theme cho website wordPress rất đơn giản bằng 2 cách: thủ công và plugin. Tham khảo bài viết dưới đây để biết cách tạo Child theme nhé.
Xem thêm: Child Theme là gì? Tạo Child Theme trong WordPress dễ dàng.
13. Cài đặt Google Analysis và Google Search Console
Hãy khai báo với google để website của bạn được đưa vào dữ liệu tìm kiếm và mọi người có thể tìm ra trang web của bạn. Cụ thể là đăng ký Google Search Console và gửi sơ đồ website (XML sitemap) cho Google.
Tham khảo bài viết cách tạo sitemap cho website và khai báo nó với Google để biết cách làm.
Sau khi xây dựng nội dung thì chắc hẳn bạn sẽ rất quan tâm những chỉ số của website như: Lưu lượng tru cập, nội dung được người dùng quan tâm, chỉ số index, backlink…Do đó, bạn cũng cần cài đặt mã theo dõi Google Analysis cho website.
Để cài đặt hai công cụ trên, bạn cần phải có tài khoản Gmail. Sau khi đăng ký tài khoản cho Google Analytics và Google Search Console, bạn sẽ được cấp 2 đoạn mã code tương ứng với 2 công cụ này. Sau đó, bạn cần thêm chúng vào phần header của trang web.
Bạn vào Giao diện (Appearance) -> Chỉnh sửa (Editor) -> Theme Header -> dán mã code ngay dưới thẻ mở <body>.
Bạn hãy xem bài viết tham khảo ở dưới để biết cách cài đặt và sử dụng Google Analytics cụ thể nhé
Xem thêm: Hướng dẫn cách cài đặt Google Analytics cho website.
Lời Kết
Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn nắm được tổng quan những việc quan trọng cần làm ngay sau khi cài đặt WordPress cho website. Sau khi hoàn thành xong những vấn đề cần thiết trên, bạn hoàn toàn có thể bắt tay vào xây dựng bài viết và nội dung cho website của mình.
Theo bạn còn vấn đề nào cần bổ sung thêm nữa không hoặc bạn có thắc mắc gì? Rất mong ý kiến đóng góp từ các bạn. MMO nào xin cảm ơn!
Chúc các bạn thành công!